x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

Những điều cần biết về tiền đình ngoại biên

09/03/2023

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

        Dựa vào vị trí giải phẫu, rối loạn tiền đình được chia thành hai loại là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên. Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên là loại rất thường gặp, chiếm hơn 90% người mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Triệu chứng đặc trưng của rối loạn tiền đình ngoại biên là chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bệnh nhân có cảm giác bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn hoặc chính bệnh nhân xoay tròn so với những vật xung quanh. Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh lành tính, ở dạng nhẹ, triệu chứng chóng mặt chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng, người bệnh sẽ bị chóng mặt dữ dội và kéo dài. Các triệu chứng đi kèm thường là:

  • Té ngã có thể xảy ra khi chóng mặt, lúc này có thể bệnh nhân không thể đứng được, không thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi được.
  • Buồn nôn, ói mửa xuất hiện và kéo dài
  • Giảm thính lực với các triệu chứng như ù tai, đầy tai, điếc đặc
  • Có thể xảy ra các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim.
  • Khi khám ghi nhận triệu chứng rung giật nhãn cầu và ngón tay chỉ lệch.

2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra khi tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, do các nguyên nhân như:

  • Viêm tai xương chũm mạn tính
  • Viêm mê nhĩ
  • Chấn thương (vỡ xương đá)
  • U góc cầu tiểu não (u dây VIII)
  • Bệnh Meniere: Nguyên nhân bệnh do tăng thể tích trong hệ thống nội dịch do giảm sự hấp thu hoặc tắc nghẽn trong ống dẫn. Ba triệu chứng đặc trưng là chóng mặt, ù tai và giảm thính lực. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 đến 50, nam nữ có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
  • Uống rượu hoặc sử dụng các thuốc gây tổn thương tiền đình như:
  • Nhóm kháng sinh aminosid (đặc biệt làm streptomycin, gentamicin, kanamycin): sử dụng các kháng sinh này 2-4 tuần có thể gây tổn thương vĩnh viễn hai bên mê đạo, mất thính giác không hồi phục được. Các thuốc này do đó chỉ được dùng trong thời gian ngắn và cần hết sức cân nhắc khi sử dụng.
  • Các thuốc lợi tiểu như furosemid, acid ethacrynic có thể gây rối loạn tiền đình- ốc tai với các triệu chứng chóng mặt, ù tai, điếc tai. Các rối loạn này thường hồi phục, nhưng một số trường hợp, khi thuốc được dùng liều cao thì không thể hồi phục được.
  • Các thuốc Quinine và salicylate dùng liều cao có thể gây chóng mặt kèm ù tai.
  • Viêm dây tiền đình do virus: các bệnh do virus gây ra như cảm cúmzonathủy đậu có thể gây biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình. Cơn chóng mặt có thể chỉ một đợt duy nhất hoặc có thể tái đi tái lại nhưng luôn có tiên lượng tốt vì không ảnh hưởng đến ốc tai.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây rối loạn tiền đình ngoại biên là: thường xuyên sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, thời tiết thay đổi đột ngột, ít vận động; căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài hoặc bệnh lý thoái hóa cột sống cổ gây cản trở sự lưu thông mạch máu ở hệ đốt sống thân nền,..

3. Điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên

Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên là:

  • Điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
  • Quan trọng nhất là xử trí những cơn chóng mặt cấp, dữ dội, xảy ra phòng đề phòng tai nạn cho bệnh nhân.

Người bệnh cần nằm nghỉ mỗi khi xuất hiện cơn chóng mặt, tránh ánh sáng mạnh và kết hợp sử dụng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên

         Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên, nên tăng cường vận động cơ thể, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Uống đủ hai lít nước mỗi ngày, tránh để cơ thể thiếu nước. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo âu.

          Đối với người có tiền sử mắc rối loạn tiền đình ngoại biên nên tránh đọc sách báo khi ngồi trên ôtô, không quay cổ đột ngột, không đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Khi có dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

0 bình luận, đánh giá về Những điều cần biết về tiền đình ngoại biên

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi

Hải Phòng:  0389491186

Thanh Hoá: 0 96716511

Nam Định: 0365365336

Thái Bình: 0978377629

 

0.03182 sec| 914.844 kb