Rối loạn tiền đình Trung Ương
Rối loạn tiền đình trung ương là gì?
Rối loạn tiền đình trung ương chiếm tỷ lệ nhỏ trong số những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nhưng nó lại rất nguy hiểm bởi nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý về não bộ. Nếu người bệnh không được điều trị triệt để có thể mang lại những di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
1. Rối loạn tiền đình trung ương là gì?
Hội chứng rối loạn tiền đình trung ương là 1 trong 2 dạng của chứng rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình trung ương không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, kiệt sức, làm việc kém năng suất và gián tiếp gây ra những sự cố ngoài ý muốn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động do sự thiếu tập trung và lơ đãng.
Rối loạn tiền đình trung ương thường xảy ra do các tổn thương ở nhân tiền đình tiểu não và thân não. Nhóm bệnh này có ít các triệu chứng, không rầm rộ như rối loạn tiền đình ngoại biên, thường ít gặp (chỉ chiếm từ 5 – 10% trong tổng số người mắc chứng rối loạn tiền đình) nhưng mức độ biến chứng của hội chứng này lại nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân hơn và rất khó để điều trị.
2. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình trung ương
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình trung ương. Một số nguyên nhân điển hình thường gặp như:
2.1. Thiếu máu não
2.2. Thoái hóa cột sống cổ
2.3. Viêm xoang
2.4. Huyết áp thấp
2.5 Một số yếu tố nguy cơ
- Tuổi tác cao: Mặc dù ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình trung ương, nhưng những người có tuổi tác cao thường dễ mắc chứng bệnh này hơn người trẻ tuổi.
- Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình trung ương.
- Có tiền sử chóng mặt mãn tính: Những người có tiền sử hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng có nguy cơ mắc bệnh cao.
3. Triệu chứng của rối loạn tiền đình trung ương
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của chứng rối loạn tiền đình mà mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau:
- Chóng mặt, người bệnh thường cảm thấy đảo lộn, quay cuồng, đứng không vững và thay đổi tư thế khá khó khăn.
- Rung giật nhãn cầu thay đổi hướng.
- Cơ thể bị mất thăng bằng, dễ vấp ngã, khó đi lại, đi thường lảo đảo, giống như người say rượu.
- Buồn nôn, nôn rất nhiều gây mất nước cho cơ thể, thiếu hụt điện giải.
- Huyết áp tụt có thể gây ngất hay mất ý thức.
- Trí nhớ giảm, thường mất tập trung.
- Nhạy cảm với những tiếng ồn lớn và sợ ánh sáng mạnh.
- Hoa mắt, mệt mỏi, run rẩy, chân tay tê bì, cơ thể suy nhược.
- Có thể mất thính lực hoặc điếc đặc.
Các đặc điểm của rối loạn tiền đình trung ương khác với rối loạn tiền đình ngoại vi:
- Khởi phát chậm mất cân bằng khi đứng và đi bộ.
- Các triệu chứng thường mơ hồ.
- Chóng mặt chủ quan chậm (cảm giác xoay tròn trong đầu bệnh nhân) kéo dài liên tục.
Đặc điểm của triệu chứng rung giật nhãn cầu.
- Cấp tính hoặc mãn tính: Khi rung giật nhãn cầu được nhìn thấy với sự cố định, nó có thể là một tổn thương cấp tính hoặc mãn tính (sau 12 tuần). Rung giật nhãn cầu vẫn tồn tại sau khi bắt đầu tổn thương mà không có bất kỳ sự suy giảm đáng kể nào về cường độ theo thời gian.
- Hướng cố định hoặc thay đổi: Mặc dù rung giật nhãn cầu có thể có hướng cố định, nhưng nó có khả năng thay đổi hướng dựa trên hướng. Điều này cũng áp dụng cho một dạng rung giật nhãn cầu được gọi là rung giật nhãn cầu "dội ngược". Với rung giật nhãn cầu hồi phục, hướng của nhịp rung luôn theo hướng cuối cùng mà mắt di chuyển.
- Hiếm gặp ở nguyên phát: Hiếm khi rung giật nhãn cầu ngang vẫn tồn tại ở vị trí nhìn ban đầu (nhìn thẳng về phía trước) (nó có thể ở đó trong một khoảng thời gian ngắn khi có hiện tượng phục hồi và quay trở lại sau khi nhìn lệch tâm).
- Kiểm tra rung giật nhãn cầu theo chiều dọc: Sẽ là bất thường nếu thấy rung giật nhãn cầu ngang tăng cường với lắc đầu ngang khi rung giật nhãn cầu chỉ có nguồn gốc trung tâm. Có thể sau khi kiểm tra cái lắc đầu theo chiều ngang hoặc chiều dọc, rung giật nhãn cầu được tạo ra là theo chiều dọc thuần túy khi một tổn thương trung tâm là nguồn gốc của rung giật nhãn cầu.
4. Phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình trung ương
Để kiểm soát tốt sức khỏe của cơ thể, giảm nguy cơ mắc rối loạn tiền đình trung ương bạn nên có một kế hoạch sinh hoạt và làm việc khoa học:
Nên:
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập vùng đầu và cổ.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước /ngày.
- Ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, tránh thừa chất hoặc thiếu chất.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, không nên làm việc quá sức
Không nên:
- Ngồi làm việc quá lâu trước màn hình máy tính hay xem tivi trong thời gian dài.
- Cố gắng hạn chế căng thẳng, áp lực lớn, lo âu kéo dài.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, nicotin, caffein,...
- Không nên sống những nơi có tiếng ồn lớn, ánh sáng mạnh kéo dài.
- Không lạm dụng quá nhiều thuốc Tây, do các tác dụng phụ của thuốc rất nhiều.
Trong trường hợp các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, người bệnh cần trực tiếp đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Nội Thần Kinh thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm