ĐIẾC TIẾN TRIỂN Ở TRẺ
1. CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA ĐIẾC TIẾN TRIỂN Ở TRẺ EM
Đa số cha mẹ thường rất khó phát hiện ra những thay đổi về sức nghe con mình. Ngay cả bản thân đứa trẻ còn khó nhận ra được điều đó. Vì vậy cha mẹ cần biết để nhận ra các triệu chứng suy giảm sức nghe của con.
Một số triệu chứng điếc tiến triển ở trẻ em có thể bao gồm:
- Trẻ hay kêu đau tai hoặc đau đầu
- Tiếp thu học kém đi và mức độ tập trung giảm sút.
- Không nghe đầy đủ các thông tin ở trường học.
- Giao tiếp hay phải hỏi lại, hoặc nhìn khẩu hình miệng.
- Trẻ không để ý, không trả lời câu hỏi.
- Không hoặc ít phản ứng với âm thanh xung quanh.
- Trẻ thay đổi tính nết. Dễ thất vọng hoặc kích động.
- Trẻ nói ngọng, hoặc ít giao tiếp đi.
- Phàn nàn về nghe không rõ hoặc ù tai
Trẻ em có những biển hiện này có thể bị mất thính lực
2. NGUYÊN NHÂN CỦA ĐIẾC TIẾN TRIỂN Ở TRẺ EM
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất thính lực tiến triển ở trẻ em, bao gồm:
- Gen – yếu tố di truyền và các hội chứng bẩm sinh:
Gen là một yếu tố liên quan đến suy giảm thính lực tiến triển ở trẻ em
VD: Tình trạng đột biến gen hoặc một vài hội chứng dị tật trong tai cũng có thể dẫn đến điếc tiến triển
- Nhiễm trùng
Trẻ bị nhiễm trùng do lây truyền từ mẹ.
VD về bệnh nhiễm trùng như: Virus Zika, Rubella,… có thể gây suy giảm thính lực ngay từ khi mới sinh hoặc điếc tiến triển.
- Chấn thương vùng tai và dây thần kinh :
Các chấn thương này có thể gây điếc tiến triển ở mọi lứa tuổi. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát hiện và nhận âm thanh của não.
- Ngộ độc thuốc: Một số nhóm thuốc có thể gây tổn thương hệ thính giác như kháng sinh, aspirin, thuốc hóa trị liệu.
- Thói quen nghe nhạc, tiếp xúc tiếng ồn thường xuyên,….
3. CHẨN ĐOÁN ĐIẾC TIẾN TRIỂN Ở TRẺ EM
- Sàng lọc khiếm thính sơ sinh hoặc đo test thính giác
Trẻ cần được kiểm tra thính lực trước 3 tuổi
Việc quan trọng đầu tiên đó là trẻ cần được sàng lọc khiếm thính sơ sinh. Nếu tại nơi sinh không có phương pháp này thì gia đình có thể đưa ra viện khác hoặc các trung tâm chuyên đo thính lực để kiểm tra cho trẻ. Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra thính lực trước 3 tuổi.
Sau đó có thể đi theo dõi thính lực định kỳ (3-6 tháng) để phát hiện sớm điếc tiển triển ở trẻ em.
- Các xét nghiệm khác:
- Một số xét nghiệm chẩn đoán bổ sung để xác định nguyên nhân gây điếc tiến triển.
VD: xét nghiệm máu hoặc chọc dò tủy sống ,….
- Chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI) để xác định các vấn đề về tai trong hoặc dây thần kinh thính giác.
- Cha mẹ cần nắm rõ được tình trạng của con, tiền sử gia đình, hoặc bệnh sử trước đó của con để cung cấp cho bác sĩ.
4. ĐIỀU TRỊ ĐIẾC TIẾN TRIỂN Ở TRẺ EM
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng mỗi trẻ sẽ có chỉ định và can thiệp phù hợp
Một số phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay đó là:
- Can thiệp trợ thính:
Trẻ bị điếc tiến triển có thể sử dụng thiết bị trợ thính để cải thiện khả năng nghe.
Can thiệp trợ thính theo chỉ định để hỗ trợ nghe
– Nếu trẻ mới suy giảm ở mức độ nhẹ có thể bác sĩ sẽ hỗ trợ một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình suy giảm thính lực đi và hẹn theo dõi thính lực định kỳ.
– Nghe kém trung bình đến nặng ( 40 – 90dBHL) : Chỉ định bắt buộc can thiệp máy trợ thính.
– Điếc sâu > 90dBHL: Phẫu thuật ốc tai điện tử.
- Điều trị y khoa:
Không phải trường hợp nào cũng có thể điều trị y khoa. Việc này cần làm đủ xét nghiệm và theo sự chỉ định của bác sĩ.
– Nếu trẻ điếc tiến triển do có khối u thì việc loại bỏ khối u có thể giúp cải thiện sức nghe. Tương tự với một vài khiếm khuyết khác về mặt giải phẫu.
– Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng thì trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh. Với một vài trường hợp có thể giúp hồi phục sức nghe hoặc có thể không.
5. Một số biện pháp phòng ngừa điếc tiến triển ở trẻ em:
- Khi mẹ mang thai nếu được chẩn đoán bị nhiễm trùng, có thể sẽ được điều trị thuốc chống vi trùng để ngăn ngừa tác hại cho em bé.
- Xét nghiệm gen
- Trong quá trình thai kỳ, người mẹ nên có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
- Sau khi trẻ ra đời, trẻ cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung các vitamin cần thiết,…. Việc giúp cho trẻ có sức đề kháng tốt cũng là một cách để chống lại bệnh tật.
Nguồn: ST
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm