Mất thính lực ở trẻ : Làm sao có thể nhận biết được ?
Mất thính lực ở trẻ có thể không dễ dàng nhận biết, đặc biệt nếu trẻ còn nhỏ và chưa biết nói. Dưới đây là một số dấu hiệu và biểu hiện có thể cho thấy một trẻ có thể gặp vấn đề về thính lực:
- Trẻ không phản ứng hoặc ít phản ứng khi bạn gọi tên hoặc nói chuyện với họ.
- Trẻ không đảm bảo các âm thanh thường ngày, chẳng hạn như tiếng chuông, tiếng động cơ hoặc tiếng bước chân.
- Trẻ không nói, không phát âm hoặc không nói rõ so với các trẻ cùng lứa.
- Trẻ thường xuyên bị nhiễu tâm và không tập trung vào nhiều hoạt động.
- Trẻ có vấn đề về lời nói và ngôn ngữ phát triển chậm so với các trẻ cùng lứa.
- Trẻ có thể đau tai thường xuyên hoặc nhấn vào tai.
- Trẻ có thể giả vờ không nghe hoặc không lắng nghe khi người khác nói chuyện với chúng.
- Trẻ có thể nói to hoặc nói lắp hoặc lặp đi lặp lại từ hoặc âm thanh.
Các mức độ giảm thính lực
Nghe kém có thể nhẹ, trung bình, nặng hoặc rất nặng. Đánh giá mức độ được xác định bởi âm lượng mà trẻ có thể nghe thấy:
- Nhẹ: Trẻ bị mất thính lực nhẹ có thể gặp khó khăn khi nghe giọng nói nhỏ hoặc ở xa. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là có sự tích tụ chất lỏng bên trong tai giữa.
- Trung bình: Nếu đứa trẻ bị mất thính lực trung bình, trẻ chỉ nghe rõ được những giọng nói to.
- Nặng: Khi trẻ chỉ có thể nghe thấy những giọng nói lớn.
- Rất nặng: Với trẻ bị mất thính lực trầm trọng (điếc), thường chỉ có thể nhận thức được các rung động hơn những âm thanh.
Nguyên nhân của giảm thính lực?
Mất thính lực xảy ra khi có vấn đề với một hoặc nhiều phần của tai hoặc bộ phận dẫn truyền âm thanh. Có nhiều nguyên nhân nghe kém khác nhau:
Mất thính lực liên quan đến sự dẫn truyền: Tình trạng này xảy ra khi sóng âm thanh bị chặn lúc chúng đi qua tai ngoài hoặc tai giữa. Nguyên nhân phổ biến nhất là do ráy tai. Ngoài ra, còn có thể do nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ hoặc tổn thương các bộ phận dẫn truyền ở tai giữa. Tình trạng mất thính lực này có thể chỉ xảy ra tạm thời, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Mất thính lực liên quan đến thần kinh: Do một vấn đề ở phần phía sâu trong của tai hoặc trong dây thần kinh thính giác. Trẻ có thể bị mất thính lực vĩnh viễn. Nguyên nhân thường gặp là:
- Sự phát triển bất thường cấu trúc phần bên trong của tai.
- Tổn thương tai do nhiễm trùng nặng như viêm màng não hoặc nhiễm rubella.
- Khối u.
- Chấn thương đầu hoặc tai trong do tai nạn…
Mất thính lực do thuốc: Một số loại thuốc có thể làm gây hại đến chức năng nghe của tai. Thuốc có thể gây ra thương tổn vĩnh viễn như một số loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị ung thư. Đôi khi trẻ chỉ bị giảm thính lực tạm thời do sử dụng aspirin hoặc thuốc điều trị bệnh sốt rét.
Triệu chứng của mất thính lực ở trẻ
Con bạn có thể có vấn đề về thính giác nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Những tiếng động lớn không làm trẻ giật mình lúc trẻ được 3 hoặc 4 tháng tuổi. Hoặc nếu con bạn không quay về nơi phát ra âm thanh.
- Khi trẻ 15 tháng tuổi, con bạn chưa nói thành câu có nghĩa hoặc chậm nói hơn so với trẻ cùng tuổi.
- Con bạn không phải lúc nào cũng trả lời khi có người gọi chúng.
- Con bạn chỉ nghe thấy một số âm thanh hạn chế.
- Không chỉ nghe kém, trẻ còn gặp khó khăn trong việc phát triển vận động. Như không thể giữ đầu ổn định khi nằm sấp, biết ngồi, đứng hoặc đi lại chậm hơn bình thường.
- Con bạn có những tật bẩm sinh liên quan đến khả năng phát âm như sứt môi chẻ vòm …
Điều trị mất thính lực ở trẻ như thế nào?
Những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng đối với việc học và phát triển ngôn ngữ. Điều trị sớm sẽ cải thiện được các vấn đề về thính giác ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân làm mất thính lực.
1. Máy trợ thính
Máy trợ thính có tác dụng làm cho âm thanh to hơn. Tuy nhiên, nó có thể làm thay đổi một số âm thanh. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng máy trợ thính. Để sử dụng máy trợ thính hiệu quả, con bạn sẽ cần chú ý đến giọng nói và bỏ qua những tiếng động của môi trường xung quanh.
Máy trợ thính
2. Nghe và luyện tập ngôn ngữ
Các chương trình đào tạo ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính được cung cấp ngay từ khi còn nhỏ. Chương trình này có thể hướng dẫn bố mẹ cách đồng hành với trẻ trong quá trình chăm sóc và dạy dỗ.
Một đứa trẻ bị mất thính giác có thể sử dụng nhiều cách để giao tiếp. Nếu mất thính lực nghiêm trọng, con bạn có thể cần học chữ bằng hệ thống ngôn ngữ ký hiệu.
3. Phẫu thuật
- Đặt ống dẫn lưu ở tai
Sự tích tụ chất lỏng trong tai giữa có thể làm giảm thính lực của con bạn. Trong trường hợp này, trẻ cần phải đặt một ống dẫn lưu vào tai để giúp thoát dịch ra ngoài. Nó cũng giúp ngăn ngừa tái phát sau đó. Các ống thường tự rơi ra ngoài sau vài năm. Nhưng nó cũng có thể được lấy ra nếu có một cuộc phẫu thuật sau đó.
- Cấy ghép ốc tai điện tử
Ốc tai điện tử hoạt động bằng cách chuyển đổi âm thanh thành các tín hiệu điện tử, sau đó truyền tín hiệu này trực tiếp đến dây thần kinh trong tai bên trong. Quá trình này giúp bỏ qua những bộ phận tai bị hỏng và truyền đạt tín hiệu trực tiếp đến não bộ, cải thiện khả năng nghe của người đó.
4. Theo dõi
Trẻ bị mất thính lực cần luyện tập nghe thường xuyên và khám tai đầy đủ. Đặc biệt, trẻ nhỏ cần được kiểm tra thường xuyên hơn. Do các ống tai của chúng đang trong giai đoạn phát triển và thay đổi hình dạng. Hơn nữa, trẻ không thể nói với bạn rằng thính giác của chúng ngày càng tệ đi. Ở độ tuổi này, cách học và giao tiếp chính của con bạn là thông qua thị giác.
Chăm sóc trẻ như thế nào?
Ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của Bác sĩ, bạn cũng có thể hỗ trợ trẻ bằng cách:
- Nói chuyện trực tiếp với con của bạn. Luôn luôn đối diện và quan sát nét mặt của trẻ trước khi bạn bắt đầu nói. Sử dụng các cụm từ và câu ngắn, đơn giản. Nói rõ ràng và chậm rãi. Nhất là nên thể hiện nhiều biểu cảm trên khuôn mặt và động tác cơ thể.
- Nói chuyện với con bạn bất kể lúc nào có thể: vào giờ ăn, giờ chơi hay giờ tắm. Lặp lại các cụm từ thường xuyên như tên các loại trái cây trong bữa ăn.
- Khuyến khích con bạn bày tỏ ý kiến, đưa ra lựa chọn và trả lời các câu hỏi. Sử dụng đồ chơi liên quan đến sử dụng ngôn ngữ.
- Tránh nói chuyện với con bạn ở những nơi có nhiều tiếng ồn. Như âm thanh từ ti vi, radio, thiết bị điện hay nơi đông đúc xe cộ.
- Hãy kiên nhẫn với trẻ. Con bạn có thể không thể biểu hiện cảm xúc của mình bằng lời nói. Bạn nên theo dõi ngôn ngữ cơ thể của trẻ để phát hiện các dấu hiệu cho thấy trẻ đang buồn hoặc có gì đó không ổn. Khen ngợi những nỗ lực tiến bộ của trẻ.
Luôn luôn đối diện và quan sát nét mặt của trẻ trước khi bạn bắt đầu nói
Nghe là một chức năng cơ bản và là nhu cầu sinh lý của mỗi người. Cải thiện thính giác giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ để giao tiếp với bạn bè, người thân, nhà trường và xã hội. Nhờ các phương pháp điều trị hiện đại, trẻ có thể vượt qua những rào cản về âm thanh. Từ đó, trẻ có thể hòa nhập lại vào thế giới xung quanh mình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm