x
Gửi thông tin để được tư vấn sớm nhất
Họ và tên*:
Email*:
Số điện thoại*:
Chọn ngày đến*:
Chọn trung tâm đến*:

Vì sao trẻ châm nói và cách can thiệp

20/03/2022
Có đến khoảng 20% trẻ em chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa. Một số bé thậm chí còn có biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mình muốn nói.

1. Vì sao bé chậm nói?

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. Chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Cha mẹ cần động viên trẻ “nói” bằng cử chỉ hoặc âm thanh, dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với bé. Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó học, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia.

Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân:

  • Nguyên nhân bệnh lý: Có thể do trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng (chẳng hạn như mất thính lực do bẩm sinh hoặc do nguyên nhân mắc phải – điếc đột ngột, chấn thương,...); hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não...).
  • Nguyên nhân tâm lý: Có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra,... làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.
  • Tự  kỷ: Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỉ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.

2. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ

Một số dấu hiệu trẻ chậm nói do nghe kém:

- Bé không giật mình khi nghe những âm thanh lớn.

- Không phân biệt được âm thanh đến từ đâu. Những trẻ 5, 6 tháng tuổi có thính lực bình thường thì thường quay đầu hoặc đảo mắt để tìm hướng âm thanh phát ra, ngược lại, với trẻ nghe kém thì không có biểu hiện này.

- Bé 6 tháng tuổi vẫn không có biểu hiện, phản ứng gì với âm thanh.

- Trẻ được một tuổi không có phản ứng với những câu đơn giản như: ba, bà, mẹ...

- Trẻ 2 tuổi vẫn chưa bập bẹ được và chưa hiểu lời nói, có biểu hiện chậm nói.

- Trẻ thường lúng túng khó định hướng được nguồn âm thanh, hay đứng gần TV, vặn âm thanh lớn, hay hỏi lại.

- Trẻ ngại tiếp xúc với người lạ, không có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ.

Một số dấu hiệu ở trẻ chậm nói có dấu hiệu bị tự kỉ:

7 tháng tuổi: Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh

12 tháng tuổi:

  • Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, cũng không quan tâm đến thế giới xung quanh.
  • Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.
  • Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
  • Không phản ứng khi được gọi tên.

24 tháng:

  • Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ. Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, cũng nói được những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ trở lên.
  • Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn
  • Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
  • Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
  • Khi biết chơi. Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.

3 tuổi:

  • Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).
  • Không thể ghép các từ thành câu ngắn , không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn
  • Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu, Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.
  • Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.
  • Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.

4 tuổi:

  • Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.
  • Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.
  • Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

3. Các phương thức phân loại nguyên nhân gây chậm nói cho trẻ

Khi trẻ chậm nói, trẻ nên được đưa đến bệnh viện có chuyên khoa Nhi để khám tổng quát. Sau đó sẽ thực hiện phương pháp loại trừ - nghĩa là thực hiện kiểm tra lần lượt các biện pháp phù hợp để loại trừ nguyên nhân chậm nói do bệnh lý (mà nguyên nhân chính thường là nghe kém), do tâm lý, do tự kỉ hay do chậm nói thông thường. Từ đó có các phương pháp can thiệp phù hợp.

    • Trẻ chậm nói do mất thính lực: Can thiệp bằng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai.
    • Trẻ chậm nói do tâm lý hoặc chậm nói thông thường: bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện với trẻ, hạn chế xem điện thoại, tivi… Thường xuyên khích lệ bé nói chuyện và cho bé tham gia các lớp trị liệu ngôn ngữ.
    • Trẻ chậm nói do tự kỉ: Cho trẻ tham gia điều trị bệnh lý và trị liệu ngôn ngữ phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4. Có thể cho bé kiểm tra thính lực ở đâu?

Tự hào khi là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thính học tại Hải phòng, chúng tôi chuyên thực hiện:

    • Đo sàng lọc cho trẻ sơ sinh 24h sau sinh.
    • Đo chuyên sâu để xác định ngưỡng nghe cụ thể của trẻ nhỏ một các chính xác và nhanh nhất.

Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện:

    • Đo để điều trị cho bệnh nhân có vấn đề về tai với các nghiệm pháp chuyên sâu như: thính lực đơn âm, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp, đo âm ốc tai (OAE), đo điện thính giác thân não (ABR), đo điện thính giác ổn định (ASSR).
    • Đo để xác định ngưỡng nghe kém, tư vấn và lắp đặt các dòng máy trợ thính phù hợp, cấy điện cực ốc tai (khi can thiệp bằng máy trợ thính không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp).

5. Trợ thính Tâm An có gì?

    • Trợ thính Tâm An được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn cách âm quốc tế, đảm bảo môi trường tốt nhất khi kiểm tra thính lực, không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
    • Trang thiết bị hiện đại nhất thời điểm hiện tại. Với hệ thống máy đo mới nhất, được kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ, mang lại kết quả chính xác nhất.
    • Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Chúng tôi luôn mang đến nhưng kết quả chính xác nhất cho khách hàng!

0 bình luận, đánh giá về Vì sao trẻ châm nói và cách can thiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi

Hải Phòng: 0389491186

Thanh Hoá: 0988198410

Nam Định: 0365365336

Thái Bình: 0978377629

 

0.92597 sec| 1053.828 kb